Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, rất độc đáo. Bên ngoài thành được xây bằng đá nguyên khối, còn bên trong chủ yếu đắp đất có trộn sỏi và đá mồ côi để gia cố. Được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt nam và bắc của Thành nhà Hồ dài gần 900m, đông và tây dài hơn 800m và tường thành bao quanh. Độ cao trung bình của thành 7-8m, có nơi như cửa phía Nam cao tới 10m.
Đây là một bằng chứng quan trọng về sức lao động và tài năng khéo léo của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Mặt ngoài cổng phía bắc Thành nhà Hồ
Đoàn du khách Lào - đoàn du khách quốc tế đầu tiên tham quan di sản Thành nhà Hồ sáng 28-6,
sau khi Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới - Ảnh: Hà Đồng
Đến với Thành nhà Hồ, chúng ta sẽ thấy rất thú vị khi được chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến triều Hồ như: những viên gạch bìa bằng đất nung dùng để xây dựng đoạn tường gạch bên trên tường thành bằng đá xếp nhằm tạo độ cao cho thành, cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho quân sĩ quan sát xung quanh thành. Bi đá dùng kết hợp với các con lăn để vận chuyển những khối đá lớn phục vụ việc xây tường thành.
Ngói mũi, ngói bò bằng đất nung dùng để trang trí bộ mái của kiến trúc cung điện thời nhà Hồ. Các loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền được tìm thấy ở đây, điều đó chứng tỏ công tác phòng thủ quân sự được triều nhà Hồ rất chú trọng. Bao nung gốm dùng để nung các vật liệu tráng men và bình, lon sành - là các đồ gia dụng thường được dùng thời nhà Hồ. Các loại vật liệu bằng đất nung với nhiều hoa văn tinh xảo như ngói đầu đao, đầu rồng... dùng để trang trí góc mái cung điện thời nhà Hồ...
Di vật quý bằng đất nung vừa phát hiện ở Thành nhà Hồ
Bi đá và gạch nung có từ triều nhà Hồ
Ông Vương Văn Việt - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trưởng ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ di sản Thành nhà Hồ - khẳng định: "UBND tỉnh, nhân dân Thanh Hóa cam kết bảo tồn nghiêm ngặt, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Thành nhà Hồ; từng bước đầu tư để công trình kiến trúc độc đáo này phát huy hiệu quả về mọi mặt, xứng đáng là di sản văn hóa thế giới.
Trong đó, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực Thành nhà Hồ nói riêng và nhân dân huyện Vĩnh Lộc- nơi có Thành nhà Hồ nói chung...".
Đây là những hiện vật được các nhà khảo cổ học khai quật, tìm thấy trong thời gian qua tại khu vực đàn tế Nam Giao, thuộc quần thể di sản Thành nhà Hồ.
Các hiện vật này đang được trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (thuộc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thanh Hóa) ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc. Thành nhà Hồ là một trong những di tích đầu tiên được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Qua hơn 600 năm, trải qua nhiều biến cố lịch sử, thời tiết, đến nay một số hạng mục của Thành nhà Hồ đã xuống cấp.
Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng - giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết: "Mặt bằng kiến trúc của Thành nhà Hồ trải qua hơn 600 năm nhưng đến nay vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Di tích này là kinh đô cổ nhất ở nước ta còn nguyên vẹn cả về kiến trúc bề mặt và các lớp hiện vật, di vật nằm trong lòng đất chưa khai quật."
"Những năm qua, các nhà khảo cổ học đã khai quật tại khu vực nền vua (thuộc nội thành), La thành, đàn tế Nam Giao, cửa phía nam của thành đã phát hiện một phần sân trước, sân sau của khu vực Ngọ Môn Thành nhà Hồ và nhiều di vật, hiện vật của triều Hồ rất có giá trị. Từ năm 2004 đến nay, qua nhiều lần khai quật khảo cổ học quần thể di sản Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàng chục nghìn di vật, hiện vật quý liên quan đến triều Hồ...".
Một đoạn tường thành phía bắc Thành nhà Hồ bị sụt lún
Thành nhà Hồ nhìn từ cổng phía bắc
"Riêng cá nhân tôi rất có ấn tượng về Thành nhà Hồ, nhất là đàn tế Nam Giao, giếng vua ở quần thể di tích này. Trong quá trình vận động đề cử hồ sơ di sản Thành nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa thế giới, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần cam kết, có trách nhiệm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản này, nhất là việc nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực Thành nhà Hồ...".
No comments:
Post a Comment