Thursday, August 4, 2011
Hồ Hoàn Kiếm Lake , đền Ngọc Sơn , cầu Thê Húc , tháp Bút , đài Nghiên
Hồ Hoàn Kiếm nằm lọt giữa lòng Hà Nội. Trước đây hồ có tên là Lục Thủy vì sắc nước bốn mùa xanh. Thế kỉ 15, hồ đổi tên là hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.
Ngọc Sơn là tên một hòn đảo giữa Hồ ,xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã có một ngôi đền thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, lâu ngày đền ấy sụp đổ. Cuối đời Lê, trên cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh và đổi tên là đền Ngọc Sơn.
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm. Ông cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi là tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Trường Quốc Tử Giám đời Lê, là một loại trường đại học đương thời.
Bên trong Văn Miếu có hai khu vườn dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình). Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là 2giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa thi năm 1779.
Hồ Tây có diện tích rộng hơn 500ha với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Đường vòng quanh hồ dài tới 17km hồ Tây là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng . Hồ còn có tên là Xác Cáo (truyền thuyết Hồ ly tinh đời Âu Lạc), Trâu Vàng (truyền thuyết Sư Khổng Lộ). Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm (Đầm mù sương), tới thế kỷ 15 thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ còn có tên là Lãng Bạc.
Chùa Trấn Quốc
bên bờ Hồ Tây là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội, khởi dựng từ thế kỷ 6, đời Lý Nam Ðế, chùa có tên là Khai Quốc (mở nước) và nằm ở phía ngoài đê Yên Phụ. Năm 1615 bãi sông bị lở nên đã rời vào trong đê và nằm bên Hồ Tây, chùa đổi tên nhiều lần: An Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc... Chùa có qui mô bề thế bao gồm ba nếp nhà tiền đường, thiên hướng, thượng điện nối liền thành hình chữ công Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn rất nhiều tháp. Khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá, là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959
Chùa MộT Cột
Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.
Chùa Một Cột là một Quốc tự, liên quan tới vua sáng lập triều Lý, được xây dựng gần khu vực Tử Cấm thành, hàng tháng cứ rằm, mồng một vua đến đặt lễ cầu phúc
Đền Quan Thánh
Tọa lạc bên Hồ Tây trong một khuôn viên đẹp đẽ và rộng lớn, trang nghiêm gần ngay cửa Bắc kinh thành, đây là di tích của một trong bốn "Thăng Long tứ trấn" ngày xưa được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) để thờ thánh Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phương Bắc. Vì thế, còn có tên là Đền Trấn Võ, Quan Thánh Trấn Võ, hay Quán Thánh. Ở đây có pho tượng bằng đồng đen, cao gần 4m, nặng gần 4 tấn, đúc năm 1677 để thể hiện lòng ngưỡng mộ của nhân dân với thánh Trấn Vũ
Nhà thờ Hà nội
Ðược xây dựng trên khu đất vốn là nền của tòa tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long thời Lý (thế kỷ 11 - 12). Nhà thờ lớn Hà Nội (còn có tên là Nhà thờ Xanh Giô-dép) khánh thành vào lễ Giáng sinh năm 1887. Ðây là nơi tiến hành các lễ trọng của Công giáo và thường tổ chức lễ rước Thánh Quan Thầy của giáo phận Hà Nội là Giu-se vào ngày 19/3 hàng năm
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Vietnam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam
Hoa Lư – cố đô ngàn năm
Năm 968 khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Tiên Hoàng tự xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đặt kinh đô ở Hoa Lư. Trong 42 năm Hoa Lư là kinh đô của 2 triều Đinh – Tiền Lê. Rồi năm 1009 Vua Lý Thái Tổ dời đô vè Thành Thăng Long, từ đó Hoa Lư thành cố đô.
Hơn ngàn năm trôi qua, biết bao thăng trầm của thời gian, sự hưng thịnh suy vong của các triều đại thì Hoa Lư vẫn như xưa, vẫn là cố đô đầu tiên của nước Việt độc lập. Sotaydulich.com sẽ cùng bạn khám phá nét xưa của Hoa Lư.
Là kinh đô của nước Việt trong 42 năm vì thế mà nơi đây đã được xây dựng rất kiên cố với hai vòng thành rộng khoảng 300ha, dựa vào thế núi thế sông nơi đây, các tường thành được xây nương theo các sườn núi, các dòng sông là con đường giao thông chính trong thành.
Thành được chia làm 2 phần: thành trong và thành ngoài
Các cung điện của hoàng gia được xây dựng rất đồ sộ và uy nghi, có những cung điện mà theo sử sách là cột được bọc vàng và ngói lợp bằng bạc. Tường thành xây rất kiên cố có nơi mà theo như kết quả khào cổ nền móng còn lại thì tường thành có thể cao tới 8m và dày 10m. Khu dân cư và quân lính được bố trí phía ngoài của hoàng cung.
Ngoài những gì mà con người xây dựng thì thiên nhiên nơi đây cũng là một tuyệt tác nghệ thuật mà bất kỳ du khách khó tính nào cũng phải trầm trồ khen ngợi thán phục bàn tay tạo hóa. Với núi non trùng điệp nhưng không quá cao, những dòng sông uốn lượn quanh co qua các dãy núi đá vôi tạo cho nơi đây một khung cảnh được mệnh danh là Hạ Long trên cạn.
Không những thế nơi đây còn lưu giữ những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, những trò chơi từ ngàn xưa.
Núi non như tường thành...
Hơn ngàn năm trôi qua, biết bao thăng trầm của thời gian, sự hưng thịnh suy vong của các triều đại thì Hoa Lư vẫn như xưa, vẫn là cố đô đầu tiên của nước Việt độc lập. Sotaydulich.com sẽ cùng bạn khám phá nét xưa của Hoa Lư.
Khu chùa Bái Đính mới đang hoàn thiện
Là kinh đô của nước Việt trong 42 năm vì thế mà nơi đây đã được xây dựng rất kiên cố với hai vòng thành rộng khoảng 300ha, dựa vào thế núi thế sông nơi đây, các tường thành được xây nương theo các sườn núi, các dòng sông là con đường giao thông chính trong thành.
Thấp thoáng đền Vua Lê
Thành được chia làm 2 phần: thành trong và thành ngoài
Dòng sông yên ả đưa ta về cố đô xưa
Các cung điện của hoàng gia được xây dựng rất đồ sộ và uy nghi, có những cung điện mà theo sử sách là cột được bọc vàng và ngói lợp bằng bạc. Tường thành xây rất kiên cố có nơi mà theo như kết quả khào cổ nền móng còn lại thì tường thành có thể cao tới 8m và dày 10m. Khu dân cư và quân lính được bố trí phía ngoài của hoàng cung.
Nền cũ lâu đài...
Một màu xanh thiên thanh
Ngoài những gì mà con người xây dựng thì thiên nhiên nơi đây cũng là một tuyệt tác nghệ thuật mà bất kỳ du khách khó tính nào cũng phải trầm trồ khen ngợi thán phục bàn tay tạo hóa. Với núi non trùng điệp nhưng không quá cao, những dòng sông uốn lượn quanh co qua các dãy núi đá vôi tạo cho nơi đây một khung cảnh được mệnh danh là Hạ Long trên cạn.
Núi Kỳ Lân
Không những thế nơi đây còn lưu giữ những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, những trò chơi từ ngàn xưa.
Về với thiên nhiên ở Phú Quốc
Chúng tôi đến Phú Quốc vào một ngày đẹp trời. Nắng vàng như mật ong chảy sóng sánh trên từng lá cây ngọn cỏ của đảo ngọc. Lần này chúng tôi lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng trông hoang sơ như rừng vắng nằm sát bãi biển.
Toàn bộ diện tích khu nghỉ dưỡng (resort) khoảng 20 héc ta thì có tới hơn 15 héc ta đất trống, cây cối mọc như rừng. Cỏ dại phủ um tùm một cách có trật tự, bên trong chứa chấp cả ti tỉ con cào cào bé bằng hai ba hạt gạo, mỗi khi có động là nhảy lên xoi xói. Trên đường đi nhận phòng, tôi ngồi thụp xuống, rón rén bụm tay bắt cho bé con ba tuổi con cào cào màu xanh lá.
Vậy mà bé con ghiền, trưa không ngủ, "mẹ ơi đi bắt cào cào". Thế là giữa trưa nắng, hai mẹ con ngụp lặn trên cỏ, tâm hồn thanh khiết trong môi trường tự nhiên, nhảy choi choi bắt cào cào. Vui như hội. Hết cả buổi trưa.
Lúc này, tôi quên hết những hợp đồng, những buổi hội thảo, những sự kiện, cả những tranh chấp, thương lượng và toan tính đôi lúc nhỏ nhen. Lúc này có lẽ bé con cũng quên “cái hộp” gọi là nhà trẻ với hơn bốn mươi đứa con nít ba tuổi lau nhau lít nhít với hai cô giáo tận tụy với nghề, quên những buổi trưa bị bắt ăn, bắt ngủ, bắt xếp hàng đi vệ sinh đúng giờ đúng giấc với tác phong như trong quân đội.
Cũng ngộ, cái resort gì mà giống nhà quê xưa, không có bất cứ sản phẩm nào của thời hiện đại trong phòng. Không máy lạnh, tủ lạnh, không điện thoại, không cả ti vi. Ở nhà, lúc bé con không đi học, hay khóc nhèo nhèo đòi xem ti vi. Nhiều lúc tôi khổ sở rút dây nguồn tháo pin đồ điều khiển, lâu lâu bé con ngủ rồi mới dám lén lút cắm dây, mở ti vi, âm thanh vặn thật nhỏ để xem chương trình thời sự hay bộ phim mình yêu thích.
Ở trường bé con “được” cô giáo cho xem ti vi gần như suốt ngày, để giữ gìn trật tự. Hơn bốn mươi đứa con nít với hai cô giáo, giữ gìn trật tự không phải là chuyện dễ nên đành nhờ cái ti vi. Có lần bé con về nhà, múa võ, xuống tấn. Hỏi con làm gì, bé con nói làm “xi nhăn” (siêu nhân). Tôi cười như mếu.
Ở đây không bận rộn với cái ti vi nên hai mẹ con rảnh rang vô cùng, khi ra biển ngồi đọc truyện cổ tích, vẽ tranh tô màu, lượm vỏ sò vỏ ốc, chơi trò xúc cát với bộ đồ chơi con được thưởng cho danh hiệu "bé khỏe bé ngoan"... Lúc thì dạo vòng quanh resort, chỉ cho bé con thấy đây là cây xoài, cây ổi, cây mít, kia là cây bàng, cây dừa, cây thông lá kim; hoa này là hoa dâm bụt, hoa trang, hoa giấy, hoa điệp, hoa sim, hoa muống biển... và con này là con kiến càng, con cuốn chiếu, con nhện, con tắc kè, con rắn mối, con sóc (lại có cả mấy con sóc lâu lâu chạy vụt qua trước mặt).
Hay thậm chí có lúc hai mẹ con không làm gì, ngồi trước thềm bâng quơ ngắm cảnh, nhìn mấy con gà mập tròn tha thẩn kiếm mồi và đàn bò lông vàng mượt thảnh thơi gặm cỏ ngay trước mặt, lục lạc bằng gỗ đeo trên cổ bò chốc chốc lại kêu lục cục lạc cạc, nghe hiền khô.
Mà sao cái resort này đắt đỏ thế. Một phần ăn nhỏ có giá hơn trăm ngàn. Thức ăn được đặt trong tô chén bằng đất nung nặn và vẽ hoa văn bằng tay nên nhìn thô kệch đúng kiểu quê xưa. Nhưng bữa ăn thật ngon miệng, chợt nhận ra cái giá cả trăm ngàn bỗng trở thành có lý khi biết rằng nguyên liệu để chế biến thức ăn 100% là nguyên liệu sạch, được chế biến tươi sống từ các loại hải sản đánh bắt tại địa phương hoặc hái từ những vườn rau trên đảo. Ăn mà lòng an, không phải lo ngay ngáy các loại hóa chất thiên hạ thường vô tư sử dụng để cho ra sản phẩm giá rẻ. Càng vui hơn khi bé con ăn hết chén, còn đòi mẹ ơi ăn nữa.
Cái resort gì mà yên tĩnh quá. Vô nhà hàng không rộn ràng tiếng “dô dô” và cụng ly bốp bốp. Xuống biển không nghe tiếng í ới gọi nhau hay hét hò ầm ĩ. Thả bộ vòng quanh. Đằng kia là mấy bạn trẻ Thụy Sỹ ngồi trước hiên đọc sách. Góc nọ có bác người Pháp cắm cúi chụp hình côn trùng. Khách Tây đi đâu cũng im lặng. Người Á hay người Việt đến đây hình như cũng bị lây không khí tĩnh mịch này nên không nói to cười to như thói quen cố hữu.
Khắp xung quanh chỉ nghe tiếng sóng lao xao vỗ vào bờ đá, tiếng gió lùa qua những tán lá xanh non, tiếng chim hót ríu rít, tiếng côn trùng nỉ non sau những trận mưa, và thỉnh thoảng có tiếng người thì thầm hay hát lên thật khẽ.
Bé con suốt ngày vận động nhiều, lại ăn no nên tối ngủ ngon không trở mình. Và resort thiếu tiếng khóc nhè của con nít, lại càng yên ắng. Cái resort gì mà… dễ thương. Không gian sống sao … dễ thương quá.
Khu nghỉ dưỡng nằm trong rừng cây hoang sơ.
Toàn bộ diện tích khu nghỉ dưỡng (resort) khoảng 20 héc ta thì có tới hơn 15 héc ta đất trống, cây cối mọc như rừng. Cỏ dại phủ um tùm một cách có trật tự, bên trong chứa chấp cả ti tỉ con cào cào bé bằng hai ba hạt gạo, mỗi khi có động là nhảy lên xoi xói. Trên đường đi nhận phòng, tôi ngồi thụp xuống, rón rén bụm tay bắt cho bé con ba tuổi con cào cào màu xanh lá.
Vậy mà bé con ghiền, trưa không ngủ, "mẹ ơi đi bắt cào cào". Thế là giữa trưa nắng, hai mẹ con ngụp lặn trên cỏ, tâm hồn thanh khiết trong môi trường tự nhiên, nhảy choi choi bắt cào cào. Vui như hội. Hết cả buổi trưa.
Hòa mình trong môi trường thiên nhiên, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
Cũng ngộ, cái resort gì mà giống nhà quê xưa, không có bất cứ sản phẩm nào của thời hiện đại trong phòng. Không máy lạnh, tủ lạnh, không điện thoại, không cả ti vi. Ở nhà, lúc bé con không đi học, hay khóc nhèo nhèo đòi xem ti vi. Nhiều lúc tôi khổ sở rút dây nguồn tháo pin đồ điều khiển, lâu lâu bé con ngủ rồi mới dám lén lút cắm dây, mở ti vi, âm thanh vặn thật nhỏ để xem chương trình thời sự hay bộ phim mình yêu thích.
Ở trường bé con “được” cô giáo cho xem ti vi gần như suốt ngày, để giữ gìn trật tự. Hơn bốn mươi đứa con nít với hai cô giáo, giữ gìn trật tự không phải là chuyện dễ nên đành nhờ cái ti vi. Có lần bé con về nhà, múa võ, xuống tấn. Hỏi con làm gì, bé con nói làm “xi nhăn” (siêu nhân). Tôi cười như mếu.
Hoa sim.
Kiến càng.
Ở đây không bận rộn với cái ti vi nên hai mẹ con rảnh rang vô cùng, khi ra biển ngồi đọc truyện cổ tích, vẽ tranh tô màu, lượm vỏ sò vỏ ốc, chơi trò xúc cát với bộ đồ chơi con được thưởng cho danh hiệu "bé khỏe bé ngoan"... Lúc thì dạo vòng quanh resort, chỉ cho bé con thấy đây là cây xoài, cây ổi, cây mít, kia là cây bàng, cây dừa, cây thông lá kim; hoa này là hoa dâm bụt, hoa trang, hoa giấy, hoa điệp, hoa sim, hoa muống biển... và con này là con kiến càng, con cuốn chiếu, con nhện, con tắc kè, con rắn mối, con sóc (lại có cả mấy con sóc lâu lâu chạy vụt qua trước mặt).
Châu chấu.
Mà sao cái resort này đắt đỏ thế. Một phần ăn nhỏ có giá hơn trăm ngàn. Thức ăn được đặt trong tô chén bằng đất nung nặn và vẽ hoa văn bằng tay nên nhìn thô kệch đúng kiểu quê xưa. Nhưng bữa ăn thật ngon miệng, chợt nhận ra cái giá cả trăm ngàn bỗng trở thành có lý khi biết rằng nguyên liệu để chế biến thức ăn 100% là nguyên liệu sạch, được chế biến tươi sống từ các loại hải sản đánh bắt tại địa phương hoặc hái từ những vườn rau trên đảo. Ăn mà lòng an, không phải lo ngay ngáy các loại hóa chất thiên hạ thường vô tư sử dụng để cho ra sản phẩm giá rẻ. Càng vui hơn khi bé con ăn hết chén, còn đòi mẹ ơi ăn nữa.
Những con bò vàng thảnh thơi nằm nghỉ sau khi ăn no cỏ cũng khiến cho con trẻ tò mò, thích thú quan sát.
Cái resort gì mà yên tĩnh quá. Vô nhà hàng không rộn ràng tiếng “dô dô” và cụng ly bốp bốp. Xuống biển không nghe tiếng í ới gọi nhau hay hét hò ầm ĩ. Thả bộ vòng quanh. Đằng kia là mấy bạn trẻ Thụy Sỹ ngồi trước hiên đọc sách. Góc nọ có bác người Pháp cắm cúi chụp hình côn trùng. Khách Tây đi đâu cũng im lặng. Người Á hay người Việt đến đây hình như cũng bị lây không khí tĩnh mịch này nên không nói to cười to như thói quen cố hữu.
Khắp xung quanh chỉ nghe tiếng sóng lao xao vỗ vào bờ đá, tiếng gió lùa qua những tán lá xanh non, tiếng chim hót ríu rít, tiếng côn trùng nỉ non sau những trận mưa, và thỉnh thoảng có tiếng người thì thầm hay hát lên thật khẽ.
Bé con suốt ngày vận động nhiều, lại ăn no nên tối ngủ ngon không trở mình. Và resort thiếu tiếng khóc nhè của con nít, lại càng yên ắng. Cái resort gì mà… dễ thương. Không gian sống sao … dễ thương quá.
Đi chơi núi Bà Đen
Về miền Đông Nam bộ, đi trên tuyến quốc lộ 22 (đường xuyên Á) đến Gò Dầu rẽ phải (22B) chừng 36 ki lô mét sẽ đến thị xã Tây Ninh. Từ đây du khách có thể viếng thăm nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng. Danh thắng núi Bà Đen cao 986 mét cách thị xã Tây Ninh 11 ki lô mét về phía đông bắc, nằm sừng sững giữa đồng bằng mênh mông, nhìn từ xa như một chiếc nón lá úp khổng lồ.
Mua vé vào cổng 15.000đ/người, du khách bắt đầu đi lên núi theo những bậc tam cấp đá. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu nhưng thoáng mát, khá dễ đi so với mươi năm về trước. Hồi ấy, du khách và người hành hương phải đi theo những lối mòn nhỏ, hiểm trở. Dọc đường lên núi, ta sẽ gặp nhiều khe nước nhỏ trong veo chảy róc rách, len lỏi qua những cánh rừng có rất nhiều hoa dại tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên khi gặp những bụi “tre khổng lồ” cao có đến 50 mét, cành lá sum sê, xanh mướt với những lóng to bằng bắp vế người lớn, dài gần 1 mét. Có những cây long não, mét, dầu lông, xoài mút vòng tròn gốc to đến vài người ôm!
Quần thể di tích núi Bà Đen trải rộng 24 ki lô mét vuông, gồm ba ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng và núi Bà Đen (còn gọi là núi Lớn). Sau chừng hơn một giờ leo núi du khách sẽ quên đi những mệt mỏi khi đến được chùa Điện Bà. Ở đây vào các ngày rằm lớn, lễ tết cảnh quan rất nhộn nhịp với hàng ngàn khách hành hương cúng bái, khói nhang nghi ngút... Đi vòng ra sau chùa, có lối lên núi, lần lượt ta sẽ đến chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà ...
Truyền thuyết kể rằng ,vào cuối thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vì nghĩa lớn nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường gia nhập nghĩa binh Nguyễn Huệ. Lý Thị Thiên Hương là cô gái đẹp người, đẹp nết có làn da bánh mật. Cô ở nhà sống giữa bọn cường hào, ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, để giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho vị sư trụ trì chùa. Người ta đã tìm được thi thể của cô đem về mai táng. Tin này dần lan rộng ra và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái, cầu nguyện, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để thờ “Bà Đen” cho đến ngày nay.
Ở lưng chừng núi, có hang ông Hổ với hàng ngàn tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau. Hố Bảy Ngày bí ẩn sâu thăm thẳm, hun hút! Những thắng cảnh như suối Vàng, hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong ... tất cả nằm gần nhau trong khu vực thung lũng có tên gọi rất ấn tượng là Ma Thiên Lãnh tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vỹ giữa đồng bằng.
Lễ hội núi Bà Đen hàng năm diễn ra vào tháng Giêng, tưng bừng và nhộn nhịp. Có hàng triệu lượt khách từ nhiều miền đất nước đến đây hành hương, du lịch trong suốt mùa xuân từ sau tết Nguyên đán. Đến tháng 5 âm lịch, vào các ngày mồng 5 và mồng 6, ở núi Bà Đen có hội Vía Bà với nhiều nghi thức tế lễ trang nghiêm và hoành tráng. Vào các ngày 14, 15, 16 tháng Tám âm lịch ở núi Bà Đen còn có lễ hội rước “Mẹ” rất long trọng và hoành tráng. Du khách từ khắp mọi miền đất nước về đây rất đông.
Núi Bà Đen còn là nơi từng diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt trong thời chiến. Nhiều chiến sĩ quân giải phóng đã hy sinh trên ngọn núi nhiều huyền thoại nầy. Ngày nay trên đỉnh núi có nhà tưởng niệm và tượng đi “Dũng sĩ núi Bà Đen” uy nghi , hùng tráng.
Lên núi Bà Đen du khách có thể chọn trong ba cách di chuyển thuận tiện nhất. Có thể lúc lên núi, ta đi bằng cáp treo với giá 35.000đ/vé cho một lượt khách, khi xuống thả bộ. Hoặc có thể ngược lại, đi bộ lên và xuống bằng cáp treo. Một phương tiện khác rất thú vị là lên và xuống bằng máng trượt tạo cho du khách cảm giác mạnh lúc qua những khúc cua nghiêng và gắt. Với các phương tiện nầy, du khách sẽ có dịp thưởng thức những cảnh quan tuyệt đẹp trên đường lên, xuống núi.
Chơi núi Bà Đen xong, nếu không chủ động phương tiện trên đường về Sài Gòn, du khách có thể tìm đến một quán ăn nào đó tại thị xã Tây Ninh để thưởng thức món đặc sản bánh canh Trảng Bàng nức tiếng từ lâu. Bánh canh Trảng Bàng ngày nay đã trở thành một sản phẩm, một thương hiệu hấp dẫn với khách du lịch bốn phương. Tất nhiên, nếu có xe riêng, thuận tiện thì khách nên ghé vào phố huyện Trảng bàng để thưởng thức món bánh canh này và món bánh tráng phơi sương độc đáo của vùng này.
Để làm hoàn chỉnh món bánh canh, phải qua những công đoạn khá công phu. Đầu tiên, nguyên liệu bánh canh phải được làm bằng loại gạo ngon được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn, ép trong túi vải hoặc có thể quay ly tâm để lấy tinh bột. Sau cùng, tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt.
Phần làm nên hương vị chủ yếu của bánh canh là nước lèo. Nước lèo được nấu bằng xương heo, lòng heo với tôm khô lạt bỏ vào bọc, chỉ lấy nước cốt. Nước lèo được nấu trước đến khi xương ra hết chất ngọt trong tuỷ mới thôi.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách thường trông rất bắt mắt cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Trong tô bánh canh có thể có thịt khoanh giò xắt mỏng và lòng heo đủ bộ tim, gan, cật, lá lách… Nước lèo bốc khói được rưới lên, sau đó cho hành lá xắt hột lựu cho vào cùng chút ít tiêu. Chanh với ớt hiểm xanh được đem ra kèm theo với tô bánh canh. Nước chấm là nước mắm nguyên chất thơm ngon hoặc muối ớt đã làm vừa ăn.
Sợi bánh canh mềm, thịt khoanh giò, thịt lòng heo ngọt, hơi beo béo, nước lèo đậm đà, thơm lừng, tiêu cay cay, ớt hiểm xanh the miệng, muối ớt cùng nước mắm mằn mặn, sẽ làm bạn thấy khoái khẩu và thoả mãn với tô bánh canh ngon tuyệt nhưng giá cả khá bình dân bán khắp nơi ở Tây Ninh.
Mua vé vào cổng 15.000đ/người, du khách bắt đầu đi lên núi theo những bậc tam cấp đá. Đường lên núi quanh co, khúc khuỷu nhưng thoáng mát, khá dễ đi so với mươi năm về trước. Hồi ấy, du khách và người hành hương phải đi theo những lối mòn nhỏ, hiểm trở. Dọc đường lên núi, ta sẽ gặp nhiều khe nước nhỏ trong veo chảy róc rách, len lỏi qua những cánh rừng có rất nhiều hoa dại tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên khi gặp những bụi “tre khổng lồ” cao có đến 50 mét, cành lá sum sê, xanh mướt với những lóng to bằng bắp vế người lớn, dài gần 1 mét. Có những cây long não, mét, dầu lông, xoài mút vòng tròn gốc to đến vài người ôm!
Núi Bà Đen nhìn từ bãi đậu xe dưới chân núi.
Quần thể di tích núi Bà Đen trải rộng 24 ki lô mét vuông, gồm ba ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng và núi Bà Đen (còn gọi là núi Lớn). Sau chừng hơn một giờ leo núi du khách sẽ quên đi những mệt mỏi khi đến được chùa Điện Bà. Ở đây vào các ngày rằm lớn, lễ tết cảnh quan rất nhộn nhịp với hàng ngàn khách hành hương cúng bái, khói nhang nghi ngút... Đi vòng ra sau chùa, có lối lên núi, lần lượt ta sẽ đến chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà ...
Lối đi bộ lên núi Bà.
Truyền thuyết kể rằng ,vào cuối thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vì nghĩa lớn nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường gia nhập nghĩa binh Nguyễn Huệ. Lý Thị Thiên Hương là cô gái đẹp người, đẹp nết có làn da bánh mật. Cô ở nhà sống giữa bọn cường hào, ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, để giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho vị sư trụ trì chùa. Người ta đã tìm được thi thể của cô đem về mai táng. Tin này dần lan rộng ra và từng đoàn người về tụ họp trên núi để chiêm bái, cầu nguyện, xin cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để thờ “Bà Đen” cho đến ngày nay.
Ở lưng chừng núi, có hang ông Hổ với hàng ngàn tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau. Hố Bảy Ngày bí ẩn sâu thăm thẳm, hun hút! Những thắng cảnh như suối Vàng, hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong ... tất cả nằm gần nhau trong khu vực thung lũng có tên gọi rất ấn tượng là Ma Thiên Lãnh tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vỹ giữa đồng bằng.
Điện thờ Bà trên lưng chừng núi.
Lễ hội núi Bà Đen hàng năm diễn ra vào tháng Giêng, tưng bừng và nhộn nhịp. Có hàng triệu lượt khách từ nhiều miền đất nước đến đây hành hương, du lịch trong suốt mùa xuân từ sau tết Nguyên đán. Đến tháng 5 âm lịch, vào các ngày mồng 5 và mồng 6, ở núi Bà Đen có hội Vía Bà với nhiều nghi thức tế lễ trang nghiêm và hoành tráng. Vào các ngày 14, 15, 16 tháng Tám âm lịch ở núi Bà Đen còn có lễ hội rước “Mẹ” rất long trọng và hoành tráng. Du khách từ khắp mọi miền đất nước về đây rất đông.
Núi Bà Đen còn là nơi từng diễn ra những trận đánh vô cùng ác liệt trong thời chiến. Nhiều chiến sĩ quân giải phóng đã hy sinh trên ngọn núi nhiều huyền thoại nầy. Ngày nay trên đỉnh núi có nhà tưởng niệm và tượng đi “Dũng sĩ núi Bà Đen” uy nghi , hùng tráng.
Lên núi Bà Đen du khách có thể chọn trong ba cách di chuyển thuận tiện nhất. Có thể lúc lên núi, ta đi bằng cáp treo với giá 35.000đ/vé cho một lượt khách, khi xuống thả bộ. Hoặc có thể ngược lại, đi bộ lên và xuống bằng cáp treo. Một phương tiện khác rất thú vị là lên và xuống bằng máng trượt tạo cho du khách cảm giác mạnh lúc qua những khúc cua nghiêng và gắt. Với các phương tiện nầy, du khách sẽ có dịp thưởng thức những cảnh quan tuyệt đẹp trên đường lên, xuống núi.
Cáp treo lên núi Bà Đen.
Chơi núi Bà Đen xong, nếu không chủ động phương tiện trên đường về Sài Gòn, du khách có thể tìm đến một quán ăn nào đó tại thị xã Tây Ninh để thưởng thức món đặc sản bánh canh Trảng Bàng nức tiếng từ lâu. Bánh canh Trảng Bàng ngày nay đã trở thành một sản phẩm, một thương hiệu hấp dẫn với khách du lịch bốn phương. Tất nhiên, nếu có xe riêng, thuận tiện thì khách nên ghé vào phố huyện Trảng bàng để thưởng thức món bánh canh này và món bánh tráng phơi sương độc đáo của vùng này.
Để làm hoàn chỉnh món bánh canh, phải qua những công đoạn khá công phu. Đầu tiên, nguyên liệu bánh canh phải được làm bằng loại gạo ngon được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm, gạo được đem xay nhuyễn, ép trong túi vải hoặc có thể quay ly tâm để lấy tinh bột. Sau cùng, tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những con bánh canh trắng muốt.
Phần làm nên hương vị chủ yếu của bánh canh là nước lèo. Nước lèo được nấu bằng xương heo, lòng heo với tôm khô lạt bỏ vào bọc, chỉ lấy nước cốt. Nước lèo được nấu trước đến khi xương ra hết chất ngọt trong tuỷ mới thôi.
Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách thường trông rất bắt mắt cả về chất lượng lẫn mỹ thuật. Trong tô bánh canh có thể có thịt khoanh giò xắt mỏng và lòng heo đủ bộ tim, gan, cật, lá lách… Nước lèo bốc khói được rưới lên, sau đó cho hành lá xắt hột lựu cho vào cùng chút ít tiêu. Chanh với ớt hiểm xanh được đem ra kèm theo với tô bánh canh. Nước chấm là nước mắm nguyên chất thơm ngon hoặc muối ớt đã làm vừa ăn.
Sợi bánh canh mềm, thịt khoanh giò, thịt lòng heo ngọt, hơi beo béo, nước lèo đậm đà, thơm lừng, tiêu cay cay, ớt hiểm xanh the miệng, muối ớt cùng nước mắm mằn mặn, sẽ làm bạn thấy khoái khẩu và thoả mãn với tô bánh canh ngon tuyệt nhưng giá cả khá bình dân bán khắp nơi ở Tây Ninh.
Khám phá Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), từng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta. Dù chỉ tồn tại trong thời gian bảy năm (1400- 1407) dưới triều nhà Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ.
Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, rất độc đáo. Bên ngoài thành được xây bằng đá nguyên khối, còn bên trong chủ yếu đắp đất có trộn sỏi và đá mồ côi để gia cố. Được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt nam và bắc của Thành nhà Hồ dài gần 900m, đông và tây dài hơn 800m và tường thành bao quanh. Độ cao trung bình của thành 7-8m, có nơi như cửa phía Nam cao tới 10m.
Đây là một bằng chứng quan trọng về sức lao động và tài năng khéo léo của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Vào đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier - chuyên nghiên cứu về văn hóa Đông Dương - đã nhận xét về Thành nhà Hồ như sau: "Chúng tôi phải nói rõ ngôi thành này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình...".
Đến với Thành nhà Hồ, chúng ta sẽ thấy rất thú vị khi được chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến triều Hồ như: những viên gạch bìa bằng đất nung dùng để xây dựng đoạn tường gạch bên trên tường thành bằng đá xếp nhằm tạo độ cao cho thành, cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho quân sĩ quan sát xung quanh thành. Bi đá dùng kết hợp với các con lăn để vận chuyển những khối đá lớn phục vụ việc xây tường thành.
Ngói mũi, ngói bò bằng đất nung dùng để trang trí bộ mái của kiến trúc cung điện thời nhà Hồ. Các loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền được tìm thấy ở đây, điều đó chứng tỏ công tác phòng thủ quân sự được triều nhà Hồ rất chú trọng. Bao nung gốm dùng để nung các vật liệu tráng men và bình, lon sành - là các đồ gia dụng thường được dùng thời nhà Hồ. Các loại vật liệu bằng đất nung với nhiều hoa văn tinh xảo như ngói đầu đao, đầu rồng... dùng để trang trí góc mái cung điện thời nhà Hồ...
Ông Vương Văn Việt - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trưởng ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ di sản Thành nhà Hồ - khẳng định: "UBND tỉnh, nhân dân Thanh Hóa cam kết bảo tồn nghiêm ngặt, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Thành nhà Hồ; từng bước đầu tư để công trình kiến trúc độc đáo này phát huy hiệu quả về mọi mặt, xứng đáng là di sản văn hóa thế giới.
Trong đó, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực Thành nhà Hồ nói riêng và nhân dân huyện Vĩnh Lộc- nơi có Thành nhà Hồ nói chung...".
Đây là những hiện vật được các nhà khảo cổ học khai quật, tìm thấy trong thời gian qua tại khu vực đàn tế Nam Giao, thuộc quần thể di sản Thành nhà Hồ.
Các hiện vật này đang được trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (thuộc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thanh Hóa) ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc. Thành nhà Hồ là một trong những di tích đầu tiên được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Qua hơn 600 năm, trải qua nhiều biến cố lịch sử, thời tiết, đến nay một số hạng mục của Thành nhà Hồ đã xuống cấp.
Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng - giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết: "Mặt bằng kiến trúc của Thành nhà Hồ trải qua hơn 600 năm nhưng đến nay vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Di tích này là kinh đô cổ nhất ở nước ta còn nguyên vẹn cả về kiến trúc bề mặt và các lớp hiện vật, di vật nằm trong lòng đất chưa khai quật."
"Những năm qua, các nhà khảo cổ học đã khai quật tại khu vực nền vua (thuộc nội thành), La thành, đàn tế Nam Giao, cửa phía nam của thành đã phát hiện một phần sân trước, sân sau của khu vực Ngọ Môn Thành nhà Hồ và nhiều di vật, hiện vật của triều Hồ rất có giá trị. Từ năm 2004 đến nay, qua nhiều lần khai quật khảo cổ học quần thể di sản Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàng chục nghìn di vật, hiện vật quý liên quan đến triều Hồ...".
Bà Katherine Muller Marin - trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam - cho biết: "Tôi cho rằng việc đề cử để công nhận một di sản cấp quốc gia trở thành Di sản văn hóa thế giới đã khó, nhưng giữ gìn, phát huy giá trị di sản đó sau khi được công nhận còn khó hơn nhiều. Vì Ủy ban di sản thế giới gồm 21 quốc gia thành viên luôn giám sát chặt chẽ, nếu các di sản không được bảo tồn tốt thì rất có thể sẽ bị loại bỏ".
"Riêng cá nhân tôi rất có ấn tượng về Thành nhà Hồ, nhất là đàn tế Nam Giao, giếng vua ở quần thể di tích này. Trong quá trình vận động đề cử hồ sơ di sản Thành nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa thế giới, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần cam kết, có trách nhiệm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản này, nhất là việc nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực Thành nhà Hồ...".
Thành nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, rất độc đáo. Bên ngoài thành được xây bằng đá nguyên khối, còn bên trong chủ yếu đắp đất có trộn sỏi và đá mồ côi để gia cố. Được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt nam và bắc của Thành nhà Hồ dài gần 900m, đông và tây dài hơn 800m và tường thành bao quanh. Độ cao trung bình của thành 7-8m, có nơi như cửa phía Nam cao tới 10m.
Đây là một bằng chứng quan trọng về sức lao động và tài năng khéo léo của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Mặt ngoài cổng phía bắc Thành nhà Hồ
Đoàn du khách Lào - đoàn du khách quốc tế đầu tiên tham quan di sản Thành nhà Hồ sáng 28-6,
sau khi Thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới - Ảnh: Hà Đồng
Đến với Thành nhà Hồ, chúng ta sẽ thấy rất thú vị khi được chiêm ngưỡng những hiện vật liên quan đến triều Hồ như: những viên gạch bìa bằng đất nung dùng để xây dựng đoạn tường gạch bên trên tường thành bằng đá xếp nhằm tạo độ cao cho thành, cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho quân sĩ quan sát xung quanh thành. Bi đá dùng kết hợp với các con lăn để vận chuyển những khối đá lớn phục vụ việc xây tường thành.
Ngói mũi, ngói bò bằng đất nung dùng để trang trí bộ mái của kiến trúc cung điện thời nhà Hồ. Các loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền được tìm thấy ở đây, điều đó chứng tỏ công tác phòng thủ quân sự được triều nhà Hồ rất chú trọng. Bao nung gốm dùng để nung các vật liệu tráng men và bình, lon sành - là các đồ gia dụng thường được dùng thời nhà Hồ. Các loại vật liệu bằng đất nung với nhiều hoa văn tinh xảo như ngói đầu đao, đầu rồng... dùng để trang trí góc mái cung điện thời nhà Hồ...
Di vật quý bằng đất nung vừa phát hiện ở Thành nhà Hồ
Bi đá và gạch nung có từ triều nhà Hồ
Ông Vương Văn Việt - phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trưởng ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ di sản Thành nhà Hồ - khẳng định: "UBND tỉnh, nhân dân Thanh Hóa cam kết bảo tồn nghiêm ngặt, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Thành nhà Hồ; từng bước đầu tư để công trình kiến trúc độc đáo này phát huy hiệu quả về mọi mặt, xứng đáng là di sản văn hóa thế giới.
Trong đó, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực Thành nhà Hồ nói riêng và nhân dân huyện Vĩnh Lộc- nơi có Thành nhà Hồ nói chung...".
Đây là những hiện vật được các nhà khảo cổ học khai quật, tìm thấy trong thời gian qua tại khu vực đàn tế Nam Giao, thuộc quần thể di sản Thành nhà Hồ.
Các hiện vật này đang được trưng bày tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (thuộc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Thanh Hóa) ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc. Thành nhà Hồ là một trong những di tích đầu tiên được Nhà nước cấp bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Qua hơn 600 năm, trải qua nhiều biến cố lịch sử, thời tiết, đến nay một số hạng mục của Thành nhà Hồ đã xuống cấp.
Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng - giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết: "Mặt bằng kiến trúc của Thành nhà Hồ trải qua hơn 600 năm nhưng đến nay vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Di tích này là kinh đô cổ nhất ở nước ta còn nguyên vẹn cả về kiến trúc bề mặt và các lớp hiện vật, di vật nằm trong lòng đất chưa khai quật."
"Những năm qua, các nhà khảo cổ học đã khai quật tại khu vực nền vua (thuộc nội thành), La thành, đàn tế Nam Giao, cửa phía nam của thành đã phát hiện một phần sân trước, sân sau của khu vực Ngọ Môn Thành nhà Hồ và nhiều di vật, hiện vật của triều Hồ rất có giá trị. Từ năm 2004 đến nay, qua nhiều lần khai quật khảo cổ học quần thể di sản Thành nhà Hồ, các nhà khoa học đã phát hiện hàng chục nghìn di vật, hiện vật quý liên quan đến triều Hồ...".
Một đoạn tường thành phía bắc Thành nhà Hồ bị sụt lún
Thành nhà Hồ nhìn từ cổng phía bắc
"Riêng cá nhân tôi rất có ấn tượng về Thành nhà Hồ, nhất là đàn tế Nam Giao, giếng vua ở quần thể di tích này. Trong quá trình vận động đề cử hồ sơ di sản Thành nhà Hồ trở thành Di sản văn hóa thế giới, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần cam kết, có trách nhiệm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản này, nhất là việc nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực Thành nhà Hồ...".
Kỳ bí tháp Chăm Bình Định
Khi tập trung cả cụm như tháp Bánh Ít, khi đơn độc chỉ một như tháp Cánh Tiên, cùng nét mới lạ trong kiến trúc, điêu khắc, các tháp Chăm của vùng đất võ kỳ bí như những truyền thuyết của nơi này.
Cụm tháp Bánh Ít gồm 4 thác nằm rải rác trên một ngọn đồi thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Tên của tháp xuất phát từ hình dáng của tháp cụm tháp khi nhìn từ xa trông như những chiếc bánh ít lá gai (một loại bánh với nguyên liệu chính là nước của phần lá gai, trộn chung với bột nếp, có nhân là đậu xanh) ở miền Trung.
Là một cụm, nhưng kiến trúc và trang trí của mỗi tháp mỗi khác. Tháp chính đường bệ và hoành tráng với các cột ốp, các dưới gờ nhô ra mạnh mẽ. Ngôi tháp phía nam có mái cong hình yên ngựa sang trọng và sắc sảo. Tháp cổng với kiến trúc tương tự nhưng nhỏ hơn tháp chính. Tháp nằm phía đông nam với những nét điêu khắc hình trái bầu lọ mang lại vẻ ấm áp.
Tháp Cánh Tiên thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km. Khác với các tháp khác hoàn toàn được xây bằng gạch Chăm, một nửa tháp Cánh Tiên được xây bằng sa thạch. Ngoài những họa tiết đặc trưng của kiến trúc Chăm, tháp còn gây ấn tượng với những hoạ tiết hình cánh phượng tại mỗi góc của tầng tháp. Vào lúc hoàng hôn, nhìn từ xa, tháp duyên dáng như một nàng tiên đang múa giữa lưng trời.
Toạ lạc ngay cửa ngõ trung tâm thành phố Quy Nhơn (thuộc phường Đống Đa), tháp Đôi là một cụm tháp gồm hai thác lớn nhỏ nằm cạnh nhau, quất quýt như một cặp vợ chồng. Nét lạ của tháp Đôi là có kiến trúc, hoa văn “không đụng hàng” với các ngọn tháp Chăm khác như kỹ thuật lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau, hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá.
Tháp Dương Long (tháp Ngà)
Tháp Dương Long là một quần thể 3 tháp nằm ngang nhau. Tháp chính giữa lớn nhất nằm trên một ngọn đồi thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 50 km. Các tháp của Dương Long đều có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh rồi kết thúc bằng một đoá sen đang nở. Tháp Dương Long "lạ" với sự tham gia của những tảng đá lớn ở góc cũng như sự xuất hiện của các điêu khắc trang trí bằng đá.
Tháp Bình Lâm
Không giống các tháp khác được xây dựng trên đối cao, thác Bình Lâm được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng của thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ngoài vẻ hùng vĩ của ngọn tháp cao trên 20m, tháp còn gây ấn tượng với du khách ở những mái vòm trông như những toà lâu đài thu nhỏ, những hoa văn kiểu xoắn tinh tế và cân đối được chạm khắc trực tiếp vào gạch Chăm. Sau khi chiêm ngưỡng tháp, du khách có thể tham quan dấu tích cuộc chiến chống Nguyên - Mông tại thành Thị Nại.
Tháp Thủ Thiện
Các cột tại tháp Thủ Thiêm không được chạm khắc, hay trang trí như những tháp khác mà được ốp trơn, phẳng. Các ô dọc của tháp cũng không còn uyển chuyển mà thành một gờ nổi lớn nhô ra ngoài. Bên trong tháp, vách đối diện cửa ra vào có 12 tượng đá bán thân, tay chắp trước ngực, xếp theo hình búp măng. Tượng cao nhất cách tượng thấp nhất độ 2m. Tháp cũng sở hữu một "giếng trời" để lấy ánh sáng vào bên trong từ khung cửa vuông trên đỉnh.
Tháp Thủ Thiện thuộc làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Tháp Phú Lộc
Tháp Phú Lộc hay còn gọi là Thốc Lốc, thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 2 km. Tháp mang kiến trúc kiểu đền núi, toạ lạc trên ngọn đồi cao 76m, mang dáng vẻ bề thế, uy nghi. Đứng tại tháp, ta có thể ngắm những chú trâu đang thong thả gặm cỏ, những cánh cò trắng muốt, nhỏ xinh trên những đồng lúa xanh bạt ngàn của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.
Cụm tháp Bánh Ít gồm 4 thác nằm rải rác trên một ngọn đồi thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Tên của tháp xuất phát từ hình dáng của tháp cụm tháp khi nhìn từ xa trông như những chiếc bánh ít lá gai (một loại bánh với nguyên liệu chính là nước của phần lá gai, trộn chung với bột nếp, có nhân là đậu xanh) ở miền Trung.
Là một cụm, nhưng kiến trúc và trang trí của mỗi tháp mỗi khác. Tháp chính đường bệ và hoành tráng với các cột ốp, các dưới gờ nhô ra mạnh mẽ. Ngôi tháp phía nam có mái cong hình yên ngựa sang trọng và sắc sảo. Tháp cổng với kiến trúc tương tự nhưng nhỏ hơn tháp chính. Tháp nằm phía đông nam với những nét điêu khắc hình trái bầu lọ mang lại vẻ ấm áp.
Tháp chính.
Tháp phía nam với vòm mái hình yên ngựa.
Tháp Cánh Tiên (tháp Đồng)
Tháp Cánh Tiên thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 km. Khác với các tháp khác hoàn toàn được xây bằng gạch Chăm, một nửa tháp Cánh Tiên được xây bằng sa thạch. Ngoài những họa tiết đặc trưng của kiến trúc Chăm, tháp còn gây ấn tượng với những hoạ tiết hình cánh phượng tại mỗi góc của tầng tháp. Vào lúc hoàng hôn, nhìn từ xa, tháp duyên dáng như một nàng tiên đang múa giữa lưng trời.
Kiến trúc mái tháp Cánh Tiên.
Tháp Đôi (tháp Hưng Thạnh)
Toạ lạc ngay cửa ngõ trung tâm thành phố Quy Nhơn (thuộc phường Đống Đa), tháp Đôi là một cụm tháp gồm hai thác lớn nhỏ nằm cạnh nhau, quất quýt như một cặp vợ chồng. Nét lạ của tháp Đôi là có kiến trúc, hoa văn “không đụng hàng” với các ngọn tháp Chăm khác như kỹ thuật lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau, hay các góc tháp đều được trang trí hình chim thần Garuda bằng đá.
Tháp Dương Long (tháp Ngà)
Tháp Dương Long là một quần thể 3 tháp nằm ngang nhau. Tháp chính giữa lớn nhất nằm trên một ngọn đồi thuộc xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 50 km. Các tháp của Dương Long đều có cấu trúc nhỏ dần về phía đỉnh rồi kết thúc bằng một đoá sen đang nở. Tháp Dương Long "lạ" với sự tham gia của những tảng đá lớn ở góc cũng như sự xuất hiện của các điêu khắc trang trí bằng đá.
Tháp Bình Lâm
Không giống các tháp khác được xây dựng trên đối cao, thác Bình Lâm được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng của thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định. Ngoài vẻ hùng vĩ của ngọn tháp cao trên 20m, tháp còn gây ấn tượng với du khách ở những mái vòm trông như những toà lâu đài thu nhỏ, những hoa văn kiểu xoắn tinh tế và cân đối được chạm khắc trực tiếp vào gạch Chăm. Sau khi chiêm ngưỡng tháp, du khách có thể tham quan dấu tích cuộc chiến chống Nguyên - Mông tại thành Thị Nại.
Tháp Thủ Thiện
Các cột tại tháp Thủ Thiêm không được chạm khắc, hay trang trí như những tháp khác mà được ốp trơn, phẳng. Các ô dọc của tháp cũng không còn uyển chuyển mà thành một gờ nổi lớn nhô ra ngoài. Bên trong tháp, vách đối diện cửa ra vào có 12 tượng đá bán thân, tay chắp trước ngực, xếp theo hình búp măng. Tượng cao nhất cách tượng thấp nhất độ 2m. Tháp cũng sở hữu một "giếng trời" để lấy ánh sáng vào bên trong từ khung cửa vuông trên đỉnh.
Tháp Thủ Thiện thuộc làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Kiến trúc bên trong tháp.
Tháp Phú Lộc
Tháp Phú Lộc hay còn gọi là Thốc Lốc, thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 2 km. Tháp mang kiến trúc kiểu đền núi, toạ lạc trên ngọn đồi cao 76m, mang dáng vẻ bề thế, uy nghi. Đứng tại tháp, ta có thể ngắm những chú trâu đang thong thả gặm cỏ, những cánh cò trắng muốt, nhỏ xinh trên những đồng lúa xanh bạt ngàn của hai huyện An Nhơn và Phù Cát.
Về thăm núi Cấm
Khu du lịch núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) rộng 8,4 héc ta, có nhiều cảnh quan kỳ thú hấp dẫn du khách. Hàng năm, nơi đây đón tiếp gần một triệu lượt du khách. Đến chơi núi Cấm, du khách có dịp nghỉ đêm trên núi mới cảm nhận được nét đẹp ẩn tàng vùng núi giữa đồng bằng Nam bộ này.
Vào đến chân núi, bạn sẽ được các bác tài xe ôm vồn vã chào mời, “vù vù” đưa bạn lên chùa Phật Lớn ở lưng chừng núi, cao khoảng bốn, năm trăm mét. Trước kia, đi xe ôm lên núi khá mạo hiểm nhưng rất hấp dẫn. Chiếc xe như cố bườn qua các tảng đá lớn, những hòn sỏi to, thỉnh thoảng gặp một dòng suối nhỏ loăng quăng chảy ngang mặt đường. Để có thể bườn trên con đường nhiều nguy hiểm dài khoảng 10 cây số lên núi, chiếc xe phải được xoáy nòng, thay sên dĩa mỗi ba tháng một lần. Nửa tiếng đồng hồ ngồi xe ôm lên hoặc xuống núi là 30 phút du khách sống trong cảm giác mạnh!
Ngày nay đường từ chân núi lên khu vực hồ Thủy Liêm đã mở rộng, tráng nhựa hoặc xi măng, xe mạnh chỉ chạy 10 phút là tới. Ven hồ Thủy Liêm có chùa Vạn Linh uy nghiêm với tháp Cửu Trùng cao vòi vọi nổi bật trên bức tường cây xanh sau lưng. Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc cao 33,6 mét, được coi là pho tượng Di Lặc to lớn nhất Đông Nam Á. Bạn có thể chui lòn bên trong bức tượng, đứng nơi cao nhất nhìn ngắm phong cảnh xung quanh núi Cấm phía dưới xa.
Điều kỳ thú tiếp theo là chùa Phật Lớn. Ngày xưa, chùa nhỏ bé, mái lợp tôn. Không gian chùa có lẽ quá chật khi phải thờ một tượng phật quá lớn. Theo những người địa phương thì sở dĩ gọi chùa Phật Lớn là vì chùa có tượng phật to lớn và còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng Đông gần chân núi. Ngày nay, chùa Phật Lớn được tôn tạo hết sức bề thế, càng làng tăng thêm phần uy nghiêm nhưng không kém hấp dẫn du khách thập phương khi “sánh vai” cùng tượng Phật Di Lặc.
Ngủ đêm trên núi, giá bèo nhất chỉ có 5.000đ/người, nếu bạn chịu “ngủ xá” với một chiếc chiếu và một cái mền, nằm cùng với nhiều người trên một sàn nhà. Nếu muốn có sự riêng tư với tiện nghi tối thiểu, thì với khoảng 50.000đ bạn đã có một chỗ nghỉ ngơi khá tuyệt vời. Nhưng ngủ xá trên đỉnh Bồ Hong mới tuyệt thú.
Muốn đến nơi cao nhất núi Cấm này, nơi tương truyền có nhiều huyền thoại về các nhân vật đến mai danh ẩn tích như cụ Cử Đa, Thủ khoa Huân, Đơn Hùng Tín, Nguyễn Văn Do... thì bạn nên đi xe ôm. Nơi đây, vào sáng sớm, sương mù và mây hòa quyện trắng trời khiến bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ở nơi này, bạn còn được hưởng sự tĩnh lặng của núi non, và một không khí thanh sạch tràn đầy hai buồng phổi.
Điều kỳ thú thứ ba là ở bất cứ con đường nào lên núi Cấm bạn cũng bắt gặp nhiều lều quán. Quán nào cũng có võng để khách ngả lưng nghỉ chân. Quán nào cũng bày bán nhiều loại thuốc rừng, đặc biệt là bánh xèo. Bánh mặn nhưn tép rang, thịt ba rọi, giá sống, măng tươi. Bánh chay thì nhưn tàu hủ chiên, giá sống và măng tươi. Cứ tưởng bánh không ngon, nào ngờ dưới đồng bằng không đâu sánh được. Làm sao không ngon khi vị giác của bạn được tận hưởng đủ thứ mùi vị của lá sung, cát lồi, ngành ngạnh, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề… Ăn bánh xèo ở đây là bạn dự một đại tiệc của ngọn lá cọng rau núi rừng, đích thực là rau sạch. Nhẩn nha ăn bánh xèo, nếu muốn tăng thêm hưng phấn thì uống vài chai bia. Bia khá nhiều loại. Cơm dĩa và cơm phần có cả chay, mặn. Điểm tâm có các món mì, hủ tiếu mặn và chay; cà phê đen, cà phê đá, đủ hết.
Ban đêm, nhà nhà trên núi sáng trưng nhờ có máy phát điện riêng. Sẫm chiều, sương lạnh bao phủ khắp xung quanh. Càng vào sâu đêm, núi Cấm càng chứng minh cho bạn thấy người ta ví von đây là “Đà Lạt ở giữa đồng bằng” thiệt cũng không ngoa.
Tượng Phật Di Lặc.
Vào đến chân núi, bạn sẽ được các bác tài xe ôm vồn vã chào mời, “vù vù” đưa bạn lên chùa Phật Lớn ở lưng chừng núi, cao khoảng bốn, năm trăm mét. Trước kia, đi xe ôm lên núi khá mạo hiểm nhưng rất hấp dẫn. Chiếc xe như cố bườn qua các tảng đá lớn, những hòn sỏi to, thỉnh thoảng gặp một dòng suối nhỏ loăng quăng chảy ngang mặt đường. Để có thể bườn trên con đường nhiều nguy hiểm dài khoảng 10 cây số lên núi, chiếc xe phải được xoáy nòng, thay sên dĩa mỗi ba tháng một lần. Nửa tiếng đồng hồ ngồi xe ôm lên hoặc xuống núi là 30 phút du khách sống trong cảm giác mạnh!
Ngày nay đường từ chân núi lên khu vực hồ Thủy Liêm đã mở rộng, tráng nhựa hoặc xi măng, xe mạnh chỉ chạy 10 phút là tới. Ven hồ Thủy Liêm có chùa Vạn Linh uy nghiêm với tháp Cửu Trùng cao vòi vọi nổi bật trên bức tường cây xanh sau lưng. Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc cao 33,6 mét, được coi là pho tượng Di Lặc to lớn nhất Đông Nam Á. Bạn có thể chui lòn bên trong bức tượng, đứng nơi cao nhất nhìn ngắm phong cảnh xung quanh núi Cấm phía dưới xa.
Chùa Phật Lớn. Ảnh: Phương Kiều
Điều kỳ thú tiếp theo là chùa Phật Lớn. Ngày xưa, chùa nhỏ bé, mái lợp tôn. Không gian chùa có lẽ quá chật khi phải thờ một tượng phật quá lớn. Theo những người địa phương thì sở dĩ gọi chùa Phật Lớn là vì chùa có tượng phật to lớn và còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng Đông gần chân núi. Ngày nay, chùa Phật Lớn được tôn tạo hết sức bề thế, càng làng tăng thêm phần uy nghiêm nhưng không kém hấp dẫn du khách thập phương khi “sánh vai” cùng tượng Phật Di Lặc.
Ngủ đêm trên núi, giá bèo nhất chỉ có 5.000đ/người, nếu bạn chịu “ngủ xá” với một chiếc chiếu và một cái mền, nằm cùng với nhiều người trên một sàn nhà. Nếu muốn có sự riêng tư với tiện nghi tối thiểu, thì với khoảng 50.000đ bạn đã có một chỗ nghỉ ngơi khá tuyệt vời. Nhưng ngủ xá trên đỉnh Bồ Hong mới tuyệt thú.
Muốn đến nơi cao nhất núi Cấm này, nơi tương truyền có nhiều huyền thoại về các nhân vật đến mai danh ẩn tích như cụ Cử Đa, Thủ khoa Huân, Đơn Hùng Tín, Nguyễn Văn Do... thì bạn nên đi xe ôm. Nơi đây, vào sáng sớm, sương mù và mây hòa quyện trắng trời khiến bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Ở nơi này, bạn còn được hưởng sự tĩnh lặng của núi non, và một không khí thanh sạch tràn đầy hai buồng phổi.
Cảnh quan ven hồ Thủy Liêm với chùa Vạn Linh có tháp Cửu Trùng. Ảnh: Phương Kiều
Điều kỳ thú thứ ba là ở bất cứ con đường nào lên núi Cấm bạn cũng bắt gặp nhiều lều quán. Quán nào cũng có võng để khách ngả lưng nghỉ chân. Quán nào cũng bày bán nhiều loại thuốc rừng, đặc biệt là bánh xèo. Bánh mặn nhưn tép rang, thịt ba rọi, giá sống, măng tươi. Bánh chay thì nhưn tàu hủ chiên, giá sống và măng tươi. Cứ tưởng bánh không ngon, nào ngờ dưới đồng bằng không đâu sánh được. Làm sao không ngon khi vị giác của bạn được tận hưởng đủ thứ mùi vị của lá sung, cát lồi, ngành ngạnh, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã đề… Ăn bánh xèo ở đây là bạn dự một đại tiệc của ngọn lá cọng rau núi rừng, đích thực là rau sạch. Nhẩn nha ăn bánh xèo, nếu muốn tăng thêm hưng phấn thì uống vài chai bia. Bia khá nhiều loại. Cơm dĩa và cơm phần có cả chay, mặn. Điểm tâm có các món mì, hủ tiếu mặn và chay; cà phê đen, cà phê đá, đủ hết.
Ban đêm, nhà nhà trên núi sáng trưng nhờ có máy phát điện riêng. Sẫm chiều, sương lạnh bao phủ khắp xung quanh. Càng vào sâu đêm, núi Cấm càng chứng minh cho bạn thấy người ta ví von đây là “Đà Lạt ở giữa đồng bằng” thiệt cũng không ngoa.
'Đệ nhất hùng quan' Việt Nam (Đèo Hải Vân)
Đèo Hải Vân (ngọn đèo có sóng biển vỗ dưới chân và quanh mây mù bao phủ trên đỉnh quanh năm) nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam trên hành trình vào Nam ra Bắc từ hơn 700 năm qua.
Mỹ danh “Đệ nhất hùng quan” của con đường đèo này được “ấn định” cách đây hơn 500 năm do vua Lê Thánh Tông, một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh làm thơ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây mà đặt.
Với sự kỳ vĩ của trời, mây, non, nước có một không hai, đến nay, vẫn chưa một thắng cảnh nào qua được “Đệ nhất hùng quan” về vẻ đẹp cũng như sự hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km. Chả thế mà câu nói: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi” đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn; đồng thời là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan. Cửa ải này được xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây). Cổng đá nay vẫn còn sừng sững trên đỉnh đèo và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chuyện kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng trấn giữ đất Quảng Nam, đường qua đèo Hải Vân rất ít người dám đi lại bởi một bên là núi cao hiểm trở với những vách đá dựng đứng, một bên là biển sâu thăm thẳm. Nơi đây là nơi cư ngụ của những loài thú dữ và bọn lục lâm thảo khấu hung ác. Đã có nhiều người bạo gan vượt đèo về phương Nam và đã không tìm thấy xác. Oan hồn của những người này vẫn ở quanh quất trên đèo, nên để tránh bớt tai bay vạ gió, cư dân địa phương và người đi đường thường lập các miếu thờ ven đường và hương khói quanh năm.
Tuy địa hình của đường đèo khá hiểm trở do núi cao, vực sâu, song ngày nay, nơi đây lại là một điểm tham quan, du lịch lý tưởng đối với nhiều khách du lịch.
Đến với đèo, lên cửa ải Hải Vân, du khách có dịp thả tầm mắt nhìn bao quát cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà; ngắm đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ phía chân trời. Rồi từ phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi… Tiếp đó, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo Ải: "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm" và "Chiều chiều mây phủ Ải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn".
Ngày nay, Hải Vân cùng với Lăng Cô và Non Nước hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Mỹ danh “Đệ nhất hùng quan” của con đường đèo này được “ấn định” cách đây hơn 500 năm do vua Lê Thánh Tông, một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh làm thơ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây mà đặt.
Đèo Hải Vân.
Với sự kỳ vĩ của trời, mây, non, nước có một không hai, đến nay, vẫn chưa một thắng cảnh nào qua được “Đệ nhất hùng quan” về vẻ đẹp cũng như sự hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km. Chả thế mà câu nói: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi” đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn; đồng thời là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan. Cửa ải này được xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (danh hiệu mà Lê Thánh Tông đặt cho nơi đây). Cổng đá nay vẫn còn sừng sững trên đỉnh đèo và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Dưới chân đèo sóng vỗ quanh năm.
Chuyện kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng trấn giữ đất Quảng Nam, đường qua đèo Hải Vân rất ít người dám đi lại bởi một bên là núi cao hiểm trở với những vách đá dựng đứng, một bên là biển sâu thăm thẳm. Nơi đây là nơi cư ngụ của những loài thú dữ và bọn lục lâm thảo khấu hung ác. Đã có nhiều người bạo gan vượt đèo về phương Nam và đã không tìm thấy xác. Oan hồn của những người này vẫn ở quanh quất trên đèo, nên để tránh bớt tai bay vạ gió, cư dân địa phương và người đi đường thường lập các miếu thờ ven đường và hương khói quanh năm.
Tuy địa hình của đường đèo khá hiểm trở do núi cao, vực sâu, song ngày nay, nơi đây lại là một điểm tham quan, du lịch lý tưởng đối với nhiều khách du lịch.
Trên đỉnh đèo bốn mùa mây phủ. (Ảnh sưu tầm)
Đến với đèo, lên cửa ải Hải Vân, du khách có dịp thả tầm mắt nhìn bao quát cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà; ngắm đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ phía chân trời. Rồi từ phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi… Tiếp đó, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo Ải: "Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm" và "Chiều chiều mây phủ Ải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn".
Ngày nay, Hải Vân cùng với Lăng Cô và Non Nước hợp thành một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Hùng vĩ và thơ mộng những ngọn núi ở Lào Cai
Núi non Lào Cai trùng trùng điệp điệp, nơi đây có nhiều ngọn núi cao và đẹp nhất Việt Nam và vùng Tây Bắc nằm trên dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn.
Lào Cai là một trong số ít những địa phương ở miền núi phía Bắc Việt Nam có địa hình chia làm hai vùng cao, thấp khác nhau. Vùng núi cao hùng vĩ, hiểm trở tập trung ở phía Bắc tỉnh gồm các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. Vùng rừng núi trung bình tập trung ở phía Nam và Tây Nam tỉnh gồm các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn và thành phố Lào Cai nằm ở phía Bắc tỉnh. Núi non Lào Cai trùng trùng điệp điệp và nơi đây có nhiều ngọn núi cao và đẹp nhất Việt Nam và vùng Tây Bắc nằm trên dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn.
Hùng vĩ nhất và nổi tiếng nhất vẫn là dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài từ Sa Pa xuống Văn Bàn và tỉnh Yên Bái. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" và "Nóc nhà Việt Nam". Tiếp đến là đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn cao 3.090 mét có năm ngọn núi vươn lên trời như bàn tay khổng lồ giơ cao lên trời xanh. Ngũ Chỉ Sơn là ngọn núi cao thứ nhì Việt Nam và đây cũng là một trong những ngọn núi đẹp nhất Lào Cai. Trên dãy Hoàng Liên còn có các đỉnh núi cao nổi tiếng khác như: đỉnh Pu Luông (2.985 mét), đỉnh Lùng Cúng (2.913 mét), đỉnh Xi Giơ Pao (2.876 mét), đỉnh Sa Phình (2.871 mét), đỉnh Bá Muông (2.500 mét), đỉnh Pú Một (2.132 mét), đỉnh Pú Gia Lan (1.458 mét)... Trong số đó đỉnh núi Pú Gia Lan khá nổi tiếng vùng đất Văn Bàn từ lâu vì gắn với chiến tích của khu du kích cách mạng cùng tên thời kháng chiến chống Pháp và truyền thuyết núi Bà cháu...
Vùng đất phía Đông tỉnh có dãy núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ từ tỉnh Hà Giang vươn sang Bắc Hà - Si Ma Cai đã tạo nên những đỉnh núi cao nơi đây như: Tả Củ Tỷ (1.856 mét), Quan Thần Sán (1.800 mét), Lầu Thí Ngài (1.638 mét)... Đặc biệt, ở thị trấn huyện lỵ Bắc Hà có núi Ba Mẹ Con, núi Cô Tiên tạo nên phong cảnh hữu tình của vùng du lịch nổi tiếng gắn với truyền thuyết sự hình thành của ngọn núi.
Dãy núi Cao Sơn (Mường Khương) và dãy núi Con Voi (Bảo Yên) chạy gần như song song với dòng sông Hồng và sông Chảy thơ mộng là quê hương bao đời nay của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Hầu như huyện nào, vùng nào cũng có một ngọn núi là biểu tượng của địa phương mình với bao câu chuyện huyền thoại bi hùng như: núi Cô Tiên ở huyện Mường Khương, núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà, núi Pú Gia Lan ở huyện Văn Bàn, núi Nhìu Cồ San ở vùng cao huyện Bát Xát, núi Nhạc Sơn ở thành phố Lào Cai...
Núi rừng Lào Cai tạo nên những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp mỗi sớm mai mây bay đỉnh núi hoặc ánh hoàng hôn khi chiều buông. Đó là "sản phẩm du lịch" có một không hai ở vùng cao Lào Cai và vùng Tây Bắc luôn thu hút du khách xa gần và các văn nghệ sỹ tới thăm, khám phá, sáng tạo ra những tác phẩm văn học - nghệ thuật để đời.
Trong số đó, leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, leo núi thăm khu du lịch sinh thái Hàm Rồng (Sa Pa) và đi bộ chinh phục đỉnh núi Ba Mẹ Con (Bắc Hà) đã và đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách quốc tế và du khách trẻ Việt Nam.
Đỉnh núi Phan Xi Păng cao nhất Việt Nam nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, nhìn từ thị trấn Sa Pa.
Lào Cai là một trong số ít những địa phương ở miền núi phía Bắc Việt Nam có địa hình chia làm hai vùng cao, thấp khác nhau. Vùng núi cao hùng vĩ, hiểm trở tập trung ở phía Bắc tỉnh gồm các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. Vùng rừng núi trung bình tập trung ở phía Nam và Tây Nam tỉnh gồm các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn và thành phố Lào Cai nằm ở phía Bắc tỉnh. Núi non Lào Cai trùng trùng điệp điệp và nơi đây có nhiều ngọn núi cao và đẹp nhất Việt Nam và vùng Tây Bắc nằm trên dãy núi Con Voi và dãy Hoàng Liên Sơn.
Hùng vĩ nhất và nổi tiếng nhất vẫn là dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài từ Sa Pa xuống Văn Bàn và tỉnh Yên Bái. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" và "Nóc nhà Việt Nam". Tiếp đến là đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn cao 3.090 mét có năm ngọn núi vươn lên trời như bàn tay khổng lồ giơ cao lên trời xanh. Ngũ Chỉ Sơn là ngọn núi cao thứ nhì Việt Nam và đây cũng là một trong những ngọn núi đẹp nhất Lào Cai. Trên dãy Hoàng Liên còn có các đỉnh núi cao nổi tiếng khác như: đỉnh Pu Luông (2.985 mét), đỉnh Lùng Cúng (2.913 mét), đỉnh Xi Giơ Pao (2.876 mét), đỉnh Sa Phình (2.871 mét), đỉnh Bá Muông (2.500 mét), đỉnh Pú Một (2.132 mét), đỉnh Pú Gia Lan (1.458 mét)... Trong số đó đỉnh núi Pú Gia Lan khá nổi tiếng vùng đất Văn Bàn từ lâu vì gắn với chiến tích của khu du kích cách mạng cùng tên thời kháng chiến chống Pháp và truyền thuyết núi Bà cháu...
Đỉnh núi Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ ở địa phận xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa.
Vùng đất phía Đông tỉnh có dãy núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ từ tỉnh Hà Giang vươn sang Bắc Hà - Si Ma Cai đã tạo nên những đỉnh núi cao nơi đây như: Tả Củ Tỷ (1.856 mét), Quan Thần Sán (1.800 mét), Lầu Thí Ngài (1.638 mét)... Đặc biệt, ở thị trấn huyện lỵ Bắc Hà có núi Ba Mẹ Con, núi Cô Tiên tạo nên phong cảnh hữu tình của vùng du lịch nổi tiếng gắn với truyền thuyết sự hình thành của ngọn núi.
Dãy núi Cao Sơn (Mường Khương) và dãy núi Con Voi (Bảo Yên) chạy gần như song song với dòng sông Hồng và sông Chảy thơ mộng là quê hương bao đời nay của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Hầu như huyện nào, vùng nào cũng có một ngọn núi là biểu tượng của địa phương mình với bao câu chuyện huyền thoại bi hùng như: núi Cô Tiên ở huyện Mường Khương, núi Ba Mẹ Con ở thị trấn Bắc Hà, núi Pú Gia Lan ở huyện Văn Bàn, núi Nhìu Cồ San ở vùng cao huyện Bát Xát, núi Nhạc Sơn ở thành phố Lào Cai...
Danh thắng núi Cô Tiên (Mường Khương).
Núi rừng Lào Cai tạo nên những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp mỗi sớm mai mây bay đỉnh núi hoặc ánh hoàng hôn khi chiều buông. Đó là "sản phẩm du lịch" có một không hai ở vùng cao Lào Cai và vùng Tây Bắc luôn thu hút du khách xa gần và các văn nghệ sỹ tới thăm, khám phá, sáng tạo ra những tác phẩm văn học - nghệ thuật để đời.
Trong số đó, leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, leo núi thăm khu du lịch sinh thái Hàm Rồng (Sa Pa) và đi bộ chinh phục đỉnh núi Ba Mẹ Con (Bắc Hà) đã và đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách quốc tế và du khách trẻ Việt Nam.
Wednesday, August 3, 2011
Chè nếp cẩm
Chúng ta đã quá quen với cốc sữa chua nếp cẩm dẻo ngọt ngày hè, cũng với nguyên liệu nếp cẩm các bạn hãy cùng mình làm món chè nếp cẩm lạ miệng nhé!
Nguyên liệu
- 200g gạo nếp cẩm
- 300g đường
- 4 lá nếp
- 100ml nước cốt dừa
- Nước
Cách làm
- Nếp cẩm cho vào nồi, cho nước ngâm khoảng 10-15 phút, vo sạch, cho nước vào.
- Lá nếp rửa sạch, buộc chặt, cho vào nồi nếp cẩm, bật lửa lên ninh, đến khi sôi thì khuấy đều tay, cho nhỏ lửa, ninh đến khi đặc thì cho thêm nước, ninh khoảng 45-60 phút nữa.
- Khi nếp cẩm sánh, mềm, bỏ lá nếp ra, cho đường vào nêm ngọt vừa ăn.
- Mùa đông ăn nóng, mùa hè ăn lạnh, khi ăn múc nếp cẩm ra bát, dội nước cốt dừa lên trên, trộn đều
Nguyên liệu
- 200g gạo nếp cẩm
- 300g đường
- 4 lá nếp
- 100ml nước cốt dừa
- Nước
Cách làm
- Nếp cẩm cho vào nồi, cho nước ngâm khoảng 10-15 phút, vo sạch, cho nước vào.
- Lá nếp rửa sạch, buộc chặt, cho vào nồi nếp cẩm, bật lửa lên ninh, đến khi sôi thì khuấy đều tay, cho nhỏ lửa, ninh đến khi đặc thì cho thêm nước, ninh khoảng 45-60 phút nữa.
- Khi nếp cẩm sánh, mềm, bỏ lá nếp ra, cho đường vào nêm ngọt vừa ăn.
- Mùa đông ăn nóng, mùa hè ăn lạnh, khi ăn múc nếp cẩm ra bát, dội nước cốt dừa lên trên, trộn đều
Monngonhanoi.com
Subscribe to:
Posts (Atom)